Tui học lập trình Siemen PLC–S7-300 truy cập vùng nhớ

This entry is part 3 of 3 in the series Tui học lập trình Siemen PLC–S7-300

Địa chỉ ô nhớ trong PLC S7-300 bao gồm hai thành phần: phần chữ và phần số.

Truy nhập theo byte: Bao gồm các kiểu Byte (1 byte), Word (2 byte), Double word (4 byte)

Quy cách: Tên vùng nhớ, kích thước, địa chỉ byte đầu tiên

Vùng nhớ các đầu vào I:

– Tại thời điểm đầu tiên mỗi vòng quét PLC lấy tín hiệu từ các đầu vào và ghi các giá trị tương ứng vào vùng nhớ đầu vào.

– Truy nhập: Kiểu: Bit I[địa chỉ byte].[địa chỉ bit] I0.1

Byte, word, Double word I[kích thước][địa chỉ byte đầu tiên]

Ví dụ: IB4, IW1, ID2

Vùng nhớ các đầu ra Q:

– Trong quá trình thực hiện các công việc trong một vòng quét (bao gồm cả chương trình điều khiển), PLC sẽ ghi các giá trị tơơng ứng của các vào vùng nhớ này, cuối vòng quét PLC sẽ gửi các giá trị này đến các đầu ra tương ứng.

– Truy nhập: Kiểu: Bit Q[địa chỉ byte].[địa chỉ bit] Q0.0

Byte, word, Double word Q[kích thước][địa chỉ byte đầu tiên]

Ví dụ: QB2, QW1, QD4

Vùng nhớ M:

– Các ô nhớ thuộc vùng nhớ (M) dùng để lơu trữ trạng thái của quá trình hoạt động hoặc các thông tin điều khiển khác.

– Truy nhập:Kiểu: Bit M[địa chỉ byte].[địa chỉ bit] M10.1

Byte, Word, Double word M[kích thước][địa chỉ byte đầu tiên]

Ví dụ: MB20, MW8, MD6

Vùng nhớ thời gian T

– Mỗi bộ thời gian có hai giá trị được lưu trữ trong vùng nhớ T: Giá trị đếm thời gian hiện tại (16 bit), và giá trị bit timer (1 bit).

– Truy nhập: T [số thứ tự bộ timer] T3

Vùng nhớ bộ đếm C:

– Mỗi bộ đếm có hai giá trị được lơu trữ trong vùng nhớ C: Giá trị đếm hiện tại (kiểu BDC, 12 bit), và giá trị bit counter (1 bit).

– Truy nhập: C [số thứ tự bộ timer] C1

Vùng nhớ các đầu vào, đầu ra Analog AI, AQ:

– PLC chuyển đổi một giá trị điện áp (hoặc dòng điện) thành một số nhị phân (12 bit) lưu trữ trong vùng nhớ analog (hoặc ngược lại).

– Cách truy nhập với tín hiệu vào: PI[kích thước][địa chỉ byte đầu tiên]

Ví dụ: Truy nhập: Kiểu: Byte, Word, Double word

PIB20, PIW8, PID6

– Cách truy nhập với tín hiệu ra: PQ[kích thước][địa chỉ byte đầu tiên]

Ví dụ: Truy nhập: Kiểu: Byte, Word, Double word

PQB20, PQW8, PQD6

Vùng nhớ của các khối dữ liệu DB:

– Mở khối dữ liệu DB hoặc DI bằng lệnh OPN

Ví dụ: OPN DB 1 // Mở khối dữ liệu DB (Open data Block)

Hoặc OPN DI 1 // Mở khối dữ liệu DI (Open instance data Block)

– Mở một bít trong khối dữ liệu DBX

Ví dụ: A DB3.DB 0.5 // mở bit số 5 của byte 0 trong khối dữ liệu DB3

– Mở một Byte, một WORD hoặc một một DW trong khối dữ liệu DBx

Ví dụ: L DB3. DBB2 // chỉ tới Byte 2 trong khối dữ liệu DB3

L DB3. DBW2 // chỉ tới WORD 2 trong khối dữ liệu DB3

L DB. DBD2 // chỉ tới DWORD 2 trong khối dữ liệu DB3

Vùng nhớ trong các khối chương trình OB, FBx và FCx

– Chỉ 1 bit

Ví dụ: A L0.2// chỉ bít số 2 của Byte 0 trong miền dữ liệu địa phương

– Chỉ một Byte, Word hoặc DW

Ví dụ: L LB0 // chỉ byte 0 trong miền dữ liệu địa phương

L LW0 // chỉ Word 0 trong miền dữ liệu địa phương

L LD0 // chỉ DWord 0 trong miền dữ liệu địa phương

Liên hệ: Mr. Hải - Zalo/Phone: 0902.035.028 - hainh2k3@gmail.com

Nguyễn Hoàng Hải
Nguyễn Hoàng Hải
Với nhiều năm kinh nghiệm và làm việc trực tiếp xây dựng các hệ thống website, phần mềm quản lý, kế toán, kho, bán hàng, ERP, điều hành, giám sát và quản lý sản xuất như MES, Andon, mobile … Mình hoàn toàn tự tin có thể tư vấn cũng như hỗ trợ các bạn các giải pháp, vấn đề bạn quan tâm.
Mình cũng có mong muốn hợp tác, trao đổi, cùng làm với các bạn có ý tưởng phát triển dự án thú vị, hãy liên hệ với mình ngay nhé.
0 0 votes
Đánh giá bài viết

 Điều hướng bài cùng series

You may also like...

Theo dõi
Notify of

1 Bình luận
Thích nhất
Mới nhất Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Em là sinh viên tự động học thì cũng làm trên mô hình có sẵn của trường và viết lênh theo cấu trúc đơn giản. A có sách nào liên quan học cách lập trình và tư duy lập trình cho PLC S7-300 không a? Nếu có thì cho e xin với .em cảm ơn anh !